Vào năm 1940, ông bắt đầu học tại trường Mỹ thuật Đông Dương, được đào tạo dưới sự hướng dẫn của Joseph Inguimberty và Évariste Jonchère. Cuối năm 1943, thực hiện cuộc tấn công công sức của Nhật Bản ở Thế chiến thứ hai, ông và các bạn học ở trường đã được sơ tán đến thị xã Sơn Tây. Ở đó, họa sĩ Tô Ngọc Vân trở thành thành viên của ông. Năm 1944, Nguyễn Như Huân tham gia khóa học cuối cùng cùng với các bạn học đồng thời như Phan Kế An, Dương Bích Liên và Mai Văn Hiến.
Sau khi hoàn thành khóa học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương vào tháng 8 năm 1945, Thái Hà tham gia lớp quân chính cấp tốc đầu tiên tại Hà Nội sau cuộc khởi nghĩa tháng 8 cùng năm. Trên chiến trường liên khu 5 và Tây Nguyên, ông được bổ sung làm đại vương chỉ huy vũ pháo. Trong thời gian đó, ông đã xuất sắc hoàn thành hai nhiệm vụ, đồng thời làm chiến sĩ và họa sĩ. Việc trải qua thời kỳ đất nước trong tình trạng chiến tranh tàn bạo đã truyền cảm hứng cho ông để sáng tác những tác phẩm sau này.
Đến năm 1954 khi Hiệp định Geneva , Thái Hà được đi tập kết ở miền Bắc và vào năm 1957, ông có cơ hội được gửi sang Liên Xô để học về thiết kế mỹ thuật ảnh trong hai năm. Sau khi trở về Việt Nam, ông tham gia sản xuất bộ phim "Chim Vành Khuyên" (1962) với vai trò thiết kế mỹ thuật. Bộ phim này đã tạo nên tiếng vang lớn trong giới điện ảnh và công ty Việt Nam, trong thời gian đó vào cuối năm 1962 ông vào hoc trường Nguyễn Ái Quốc nay là Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí minh.
Năm 1962, ông được gửi đi Miền Nam để làm việc. Ông đã từ bỏ cuộc sống yên bình và danh vọng ở Miền Bắc để đáp lại lời kêu gọi của tổ quốc, đến vùng Trường Sơn chìm trong chiến tranh. Từ đây, ông đã thay đổi bút danh thành Thái Hà, lấy theo tên hai người của mình để giữ bí mật. Ông đảm nhận vị trí Trưởng phòng hội họa giải phóng (thuộc Ban Tuyên huấn Trung tâm địa phương Nam), cùng với họa sĩ Huỳnh Phương Đông, ông mở lớp học hội họa kéo dài 6 tháng, lớp học đã thu hút được rất nhiều học viên trong miền Nam, có thời điểm lớp học của ông lên đến 70 người từ Bình Thuận đến Cà Mau. Trong thời gian nhận nhiệm vụ ở Ban Tuyên huấn Trung ương cục, Nguyễn Như Huân đã dành nhiều thời gian cho những chuyến đi thực tế ở các mặt trận: từ đất thép Củ chi cho đến những chuyến vượt Đồng Tháp Mười đến Mỹ Tho, Bến Tre, qua Cửu Long Giang cuồn cuộn sóng đến Bạc Liêu, Cà Mau. Và Cà Mau – mảnh đất kiên cường với rừng U Minh huyền bí đã giữ chân ông lâu nhất trong chuyến đi đầy nguy hiểm này. Nơi đây, ông đã mở lớp tập trung dạy vẽ thứ hai cho 11 học viên được cử đến từ các tỉnh Cà Mau, Rạch Giá, Sóc Trăng, Trà Vinh…Trên mảnh đất tận cùng của Tổ quốc, ông đã gắn bó với đồng bào, chiến sĩ với phong trào đấu tranh của địa phương. Đến đâu, ông cũng cùng học viên bày ký họa cho nhân dân du kích xem. Ông được mọi người quý mến, và họ gọi ông là họa sĩ 6 túi (túi nào cũng có sổ ký họa, bút vẽ, màu nước).
Trong khoảng thời gian đó ông cũng hướng dẫn và khuyến khích các học viên vẽ ký họa trong những lần đi thực tế ở khắp nơi. Các học viên đều mê ký họa của ông với những nét xuất thần thể hiện sống động đời sống chiến trường. Ông đi khắp nơi để ký họa chân dung đồng bào, chiến sỹ cách mạng, bộ đội, dân quân, du kích. Những cô gái trong đội quân tóc dài thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều ký họa của ông. Những cô gái kiên cường bất khuất nhưng cũng đầy nữ tính trong cử chỉ, khuôn mặt, mái tóc dài… toát lên một vẻ đẹp trẻ trung, khỏe mạnh như trong ký họa Bến Tre 1965; nét đẹp dịu hiền giản dị trong bộ bà ba dù tay đang giữ khẩu súng trong ký họa Du kích Gia Định, Du kích rừng U Minh, Cà Mau... Bằng nét vẽ nhanh, khéo léo phối hợp màu nước và bút chì, bút dạ, họa sỹ Thái Hà thể hiện hình ảnh những cán bộ, chiến sỹ cách mạng ở các địa phương với vóc dáng vạm vỡ, khỏe mạnh, những cơ bắp nổi rõ của những du kích lưng trần, chân đất như Bến tre 1965. Với cái nhìn tinh tế của sỹ phu Bắc hà mảng ký họa chân dung của ông rất đẹp, phong phú bởi những nét bút đưa nhanh, sinh động, những bố cục giản dị, sự chính xác về cơ thể học… và quan trọng nhất là sự rung động của con tim đã truyền lên trang giấy, bởi lúc nào Ông cũng vẽ hối hả, ghi chép thật nhanh trong những chuyến đi thực tế chiến trường. Không những ký họa, mà sau này rất nhiều tác phẩm ông vẽ về Nam bộ, đặc biệt rừng U minh: Rừng U minh (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam), Binh công xưởng trong rừng U minh (Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM), Rừng đước Cà Mau (Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ).
Với những cống hiến cho văn học nghệ thuật ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Phạm Văn Đồng, Triển lãm Mỹ thuật Quân đội năm 1958 tại Khu V, Giải thưởng Mỹ thuật Toàn quốc năm 1960 và 1980. Vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, họa sĩ Thái Hà được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp, Huân chương kháng chiến chống Mỹ Hạng Nhất, Huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam. Di sản của họa sỹ Thái Hà hiện đang được lưu giữ tại các bảo tàng ở Việt Nam như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, Bảo tàng TP.HCM, bảo tàng các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Tổng hợp.
Link nội dung: https://nghethuatvietnam.vn/hoa-si-nguyen-nhu-huan-mot-doi-vi-nghe-thuat-17.html