Vấn Nạn Tranh Giả Đông Dương Tại Pháp: Một Bài Học Cảnh Tỉnh ( Bài 1 )

Vào ngày 1 tháng 10 năm 2024, nhà đấu giá Lynda Trouvé đã tổ chức một phiên đấu giá tại khách sạn Drouot ở Paris, nơi trưng bày 275 lô hàng, chủ yếu là đồ cổ và tranh từ Việt Nam. Trong số đó, lô 226, một tác phẩm được cho là của họa sĩ Nguyễn Khang và lô 111 Nguyễn Nam Sơn, đã gây ra một làn sóng tranh cãi mạnh mẽ trong giới sưu tập.

A screenshot of a website

Description automatically generated

Hình 1: Ảnh trên trang chủ nhà đấu giá Lynda Trouvé công bố lô 226 Nguyễn Khang được cho là giả mạo bán với giá 8000 euro. Gỗ sơn mài nhiều màu và vàng trên nền đen. Kích thước: 59,5 x 40 cm; 59,5 x 80 cm.

 

Bức tranh mang tên "Sự Trở Lại của Nhà Thơ Đoạt Giải" được giới thiệu là một tác phẩm sơn mài có chữ ký và con dấu của họa sĩ. Tuy nhiên, ngay từ khi xuất hiện, nhiều chuyên gia đã nghi ngờ về tính xác thực của nó và khẳng định đây là một bức tranh giả nhem nhuốc. Một số chuyên gia cho rằng lô hàng này chỉ là một trong nhiều tác phẩm giả mạo có mặt tại phiên đấu giá, trong đó còn rất nhiều tranh giả khác nữa. Điển hình là bức "Nam Sơn", khiến mọi người thật sự không hiểu sao nhà đấu giá lại có thể công khai đưa ra nhiều tranh giả như vậy, cho thấy sự yếu kém trong công tác giám tuyển của Lynda Trouvé.

A collage of art on a wall

Description automatically generated

Hình 2: Nhiều chuyên gia cho rằng tác phẩm giả mạo tranh Nguyễn Khang trông rất nhem nhuốc, chắc chắn sẽ không ai mua hoặc giá sẽ rất thấp; người nào mua phải là một tai nạn. Gỗ sơn mài nhiều màu và vàng trên nền đen. Kích thước: 59,5 x 40 cm; 59,5 x 80 cm.

 

Theo nhận định, nếu đây là một tác phẩm thật, giá trị của nó có thể lên tới 80.000€, trong khi lô hàng này chỉ được bán với giá 8.000€. Sự chênh lệch này đã làm dấy lên những lo ngại về khả năng phân biệt tác phẩm thật - giả trong giới đấu giá tại Pháp. Nhiều người trong ngành đã khẳng định rằng, việc Lynda Trouvé đưa bức tranh giả ra đấu giá không chỉ là một sai lầm cá nhân mà còn phản ánh tình trạng chung của nhiều nhà đấu giá hiện nay.

A collage of images of horses and horses

Description automatically generated

Hình 3: Trong giới tranh, đã phàn nàn rất nhiều về sự yếu kém của nhà đấu giá Lynda Trouvé khi đưa bức tranh giả mạo Nguyễn Khang lên đấu giá. Gỗ sơn mài nhiều màu và vàng trên nền đen. Kích thước: 59,5 x 40 cm; 59,5 x 80 cm.

 

Thực trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người sưu tập mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của thị trường nghệ thuật Đông Dương tại Pháp. Sự bất cẩn trong việc giám định các tác phẩm không chỉ khiến những nhà đấu giá mất đi sự tin tưởng từ khách hàng mà còn làm tổn hại đến giá trị văn hóa của nghệ thuật Việt Nam.

A painting of a mountain and trees

Description automatically generated

Hình 4: Nghi vấn giả mạo tranh Nguyễn Nam Sơn (1890-1973) - Lô 111. Bức tranh "Ngọn Núi Thiêng" vẽ bằng sơn dầu trên bìa, có chữ ký ở góc dưới bên trái, ghi địa điểm "Núi Thiên" và ngày 1926. Kích thước: 38 x 46 cm. (Có dấu hiệu mòn). Nhà đấu giá Lynda Trouvé đưa ra đấu giá, bán được 9000 euro.

 

Nếu một bức tranh của Nam Sơn thật, với chất liệu sơn dầu như trên, chắc chắn giá sẽ gấp 5-7 lần giá mà Lynda Trouvé đã gõ búa bán với giá 9.000 euro, theo nhận định của các chuyên gia. Giới chuyên môn đang kêu gọi các nhà đấu giá cần có những biện pháp nghiêm ngặt hơn trong việc xác thực nguồn gốc và tính chân thực của tác phẩm trước khi đưa ra đấu giá. Điều này không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ đối với nghệ thuật và văn hóa của đất nước.

Vấn nạn tranh giả Đông Dương tại Pháp là một hồi chuông cảnh tỉnh cho cả những người sưu tập và các nhà đấu giá. Nếu không có những chuyên gia thẩm định tốt và cẩn trọng, thì nhà đấu giá nào liên tục vấp phải vấn nạn tranh giả sẽ khó có thể phát triển bền vững trong tương lai. Chắc chắn uy tín, tín nhiệm dần sẽ bị ảnh hưởng, người mua sẽ phải đề phòng tự bảo vệ lấy mình, người gửi sẽ lựa chọn nhà đấu giá khác uy tín hơn để hợp tác.

A screenshot of a website

Description automatically generated

Hình 5: Nguyễn Khang (1912-1988) - Lô 241. Bức tranh "Hai người phụ nữ trong áo dài" có dấu của họa sĩ và được ghi ngày 1943 ở góc dưới bên phải. Kích thước: 58 x 49 cm. Nhà đấu giá Maison R&C Marseille. Bán với giá 85.000 euro.

 

Vào ngày 07 tháng 12 năm 2023, nhà đấu giá Maison R&C Marseille tại Pháp đã tổ chức một phiên đấu giá nghệ thuật, trong đó lô 241 mang tên "Hai người phụ nữ trong áo dài" của họa sĩ Nguyễn Khang (1912-1988) đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới sưu tập nghệ thuật.

Nhà đấu giá đưa ra thông tin: Bức tranh hiếm hoi này được làm từ gỗ sơn mài nhiều màu trên nền đen, với kỹ thuật chạm nổi tinh xảo và các sắc tố vàng, bạc được tích hợp khéo léo. Tác phẩm có dấu của họa sĩ và được ghi ngày 1943 ở góc dưới bên phải, kích thước 58 x 49 cm. Mặc dù có một chút thiếu sót ở các cạnh, nhưng điều đó không làm giảm giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Bức tranh đã được bán với giá 85.000 euro, một con số ấn tượng, cho thấy sự yêu thích và đánh giá cao đối với nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là các tác phẩm của Nguyễn Khang. Ông được biết đến là một trong những họa sĩ tiên phong trong việc phát triển nghệ thuật sơn mài, và tác phẩm này là minh chứng cho tài năng và sự sáng tạo của ông.

Vào ngày 1 tháng 4 năm 2019, nhà đấu giá Sotheby's đã đấu giá tác phẩm "Hoàng hôn trên núi Trầm" (Sunset on Trầm Mountain) của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn, thực hiện năm 1943. Chất liệu: Sơn dầu trên vải. Kích thước: 65 x 80 cm (25 1/2 x 31 1/2 in). Bán với giá 60.000 USD.

A painting of a landscape with trees and a hill

Description automatically generated

Hình 6: Tranh Nguyễn Nam Sơn rất hiếm. "Hoàng hôn trên núi Trầm" (Sunset on Trầm Mountain), thực hiện năm 1943. Chất liệu: Sơn dầu trên vải. Kích thước: 65 x 80 cm (25 1/2 x 31 1/2 in). Bán với giá 60.000 USD.

 

Sự nghiệp hội họa của Nguyễn Nam Sơn để lại khoảng 400 bức tranh, sử dụng các chất liệu đa dạng như sơn dầu, lụa, khắc gỗ, mực nho, thuốc nước và chì than. Ông chủ yếu vẽ theo khuynh hướng cổ điển châu Âu, nhưng cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ hội họa Trung Hoa và Nhật Bản. Các tác phẩm nổi bật của ông đã gây tiếng vang trong nhiều triển lãm quốc tế, như “Chợ gạo bên sông Hồng” tại Salon các nghệ sĩ Pháp năm 1930, “Chân dung mẹ tôi” đạt huy chương bạc tại Salon năm 1932, và “Cò trắng cá vàng” nhận Giải thưởng Mỹ thuật Rome cùng năm. Đặc biệt, “Chợ gạo bên sông Hồng” là tác phẩm Việt Nam đầu tiên được Nhà nước Pháp mua và hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Pháp.

 

Lê Minh

Link nội dung: https://nghethuatvietnam.vn/van-nan-tranh-gia-dong-duong-tai-phap-mot-bai-hoc-canh-tinh-278.html