Điêu Khắc Gia Điềm Phùng Thị

Điềm Phùng Thị tên thật là Phùng Thị Cúc (1920-2002) là một điêu khắc gia nổi tiếng thế giới. Năm 1991, bà được ghi vào danh sách những tài năng lớn của nghệ thuật thế kỷ XX trong từ điển Larousse. Năm 1992, bà được bầu làm Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học, Văn học và Nghệ thuật Châu Âu.

429081758-278767505238347-8007055538914254898-n-1jpg-1711701264.crdownload
Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị tại Paris năm 1967. Ảnh tư liệu

Phùng Thị Cúc sinh ngày 18/8/1920 tại làng Châu Ê, ngoại thành Huế, trong một gia đình quan lại, gốc Hà Tĩnh. Bà mồ côi mẹ từ lúc 3 tuổi, theo cha sống thời thơ ấu tại vùng Tây Nguyên và Trung Bộ trong 9 năm rồi mới về Huế học tiểu học. Năm 1946, tốt nghiệp nha khoa tại trường Đại học Y khoa Hà Nội khóa đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Toàn quốc kháng chiến, bà ra vùng tự do phục vụ cách mạng. Vì bị bệnh, Phùng Thị Cúc được đưa sang Pháp điều trị. Sau khi khỏi bệnh, bà tiếp tục học và tốt nghiệp nha khoa tại Pháp, từ đây Phùng Thị Cúc đã kết hôn với người đồng nghiệp – ông Bửu Điềm. Tên Điềm Phùng Thị ra đời từ đó. Mãi đến năm 1959, bà mới đến với nghệ thuật điêu khắc. Vào năm 1966, bà có cuộc triển lãm đầu tiên được công chúng Pháp nồng nhiệt đón nhận và trở thành một nhà điêu khắc. Sau đó, hàng chục cuộc triển lãm quy mô vừa và nhỏ của Điềm Phùng Thị liên tiếp được tổ chức khắp các nước Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Thụy Sĩ… 38 tượng đài và motip trang trí theo từng chủ đề của bà được đặt khắp lãnh thổ nước Pháp. Tên tuổi Điềm Phùng Thị nổi danh khắp Châu Âu. Sự độc đáo của Điềm Phùng Thị là đã sáng tạo ra một loại hình điêu khắc trên cơ sở lắp ghép và biến tấu 7 mô đun hình học. Nhà phê bình nghệ thuật Ray Mond Cogniat gọi là mẫu tự, còn giáo sư Trần Văn Khê thì gọi là 7 nốt nhạc. Tiền thân của mô đun ấy là những mẩu gỗ thừa người ta vứt đi ở xưởng mỹ thuật với nhiều hình dạng ngẫu nhiên, nhưng là cả thế giới hình tượng hết sức sinh động qua đôi mắt của Điềm Phùng Thị. Từ trong những mẩu gỗ vụn ấy, bà đã chọn ra 10 ký hiệu, rồi qua quá trình tiến hóa dưới bàn tay khéo léo và tài hoa đã cô đọng lại thành 7 mô đun. Bảng mẫu tự ấy đã được rút thật gọn những thành tố, từ đó mở rộng nó đến vô cùng bằng cách thay đổi kích thước, từ nhỏ nhắn đến tầm vóc đường bệ bằng cách biến đổi, tạo hình trong những chất liệu rất khác nhau. Với 7 mô đun độc đáo đó, Điềm Phùng Thị đã lắp ghép, biến hóa thành muôn vàn hình tượng – một thế giới Điềm Phùng Thị đậm đặc phong vị và triết lý phương Đông…

Thế giới tranh tượng của Điềm Phùng Thị là những biến tấu kỳ lạ và hấp dẫn của hình khối, của ánh sáng và bóng tối, của màu sắc và đường nét, của chất liệu và môi trường được phát triển không giới hạn dựa trên hệ thống ngôn ngữ điêu khắc Điềm Phùng Thị.

Với lòng say mê, khả năng sáng tạo xuất sắc và một tâm hồn của một nhà thơ phương Đông bà đã tạo ra cho mình một phong cách điêu khắc độc đáo vừa rất hiện đại với nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, composite, đá, đồng, nhôm, ngọc, thạch cao… kết hợp với kỹ thuật cao nhưng lại đầy tính dân tộc với những hoài niệm và những giấc mơ luôn hướng về quê nhà, một Việt Nam thơ mộng, đau thương và hãnh tiến. Nét độc đáo và linh hoạt trong nghệ thuật điêu khắc của Điềm Phùng Thị là thay đổi kích thước, từ nhỏ nhắn đến tầm vóc đường bệ và bằng cách biến đổi, tạo hình trong những chất liệu khác nhau.

428612698-1477055132850960-8549554611424769068-n-300x200jpg-1711701318.crdownload
iềm PHÙNG-THỊ (1920-2002) Người phụ nữ. Chất liệu: bằng đồng Ký tên và đánh số "5/7" Kích thước: 9,5 x 11 x 10 cm.
429139765-390585920509693-5783278873398233537-n-300x200jpg-1711701353.crdownload
Điềm PHÙNG-THỊ (1920-2002) Người phụ nữ Chất liệu: bằng đồng Ký tên và đánh số "2/7" Kích thước: 9,5 x 7,5 x 10,5 cm.
428698723-1477306956159111-6515887445281278546-n-300x200jpg-1711701385.crdownload
Điềm PHÙNG-THỊ (1920-2002) Người phụ nữ nằm khoang tay Bằng đồng, ký tên và đánh số "5/7". 5,5 x 12,5 x 5,5 cm

Nghệ thuật điêu khắc của Điềm Phùng Thị có thể chia thành 3 giai đoạn:

* Giai đoạn khởi đầu: là giai đoạn Bà bắt đầu bước vào công việc tìm hiểu học tập ở xưởng của Nhà điêu khắc Volti và tự học; tự tìm hiểu, tập sáng tác theo các trường phái điêu khắc khác nhau (chủ yếu là Tân và cổ điển). Do đó, giai đoạn này tác phẩm của Bà phong phú đề tài thể loại mang dấu ấn quan niệm hiện thực khá rõ nét; là những tác phẩm tả thực, hài

hòa gợi cảm từ thân thể người phụ nữ mang nét huyền bí phương Đông thể hiện khát vọng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng bà không vay mượn bất kỳ hình mẫu nào của bất kỳ ai như tác phẩm: “Đợi ch”, “Chng mông”, “Trái đất”… Mặc dù trong thời kỳ này, bà đang sống ở Pháp nhưng tâm thức về Việt Nam luôn thể hiện rất sâu sắc và mạnh mẽ trong tác phẩm điêu khắc của bà, chúng vừa ẩn dụ vừa tượng trưng. Bởi thế mà nghệ thuật của Điềm Phùng Thị luôn khiến người xem phải suy tư, suy ngẫm.

* Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn tìm tòi để khẳng định ngôn ngữ Điềm Phùng Thị. Những hình thể tinh túy, chắt lọc đến mức cô đọng dần giúp bà khái quát thành những thành tố đơn giản là những mẫu tự Alphabet trong giai đoạn này như “Chiến sĩ ra trn vác v theo. Hay những tác phẩm có dáng vẻ kỳ lạ, hoang sơ của nghệ thuật phương Tây Cổ đại như “ThĐiu đến các tác phẩm gần chất hiện đại như: “Nhng người phương xa trli”; “Xiếc” đã thấy sự manh nha những hình khối, tiền đề cho sự ra đời các mẫu tự hay cách sắp xếp không gian của Điềm Phùng Thị.

* Giai đoạn thứ 3: là giai đoạn sắp xếp, lắp ghép các hình khối để tạo ra các tác phẩm độc đáo. Sự độc đáo của Điềm Phùng Thị là đã sáng tạo ra một loại hình điêu khắc trên cơ sở lắp ghép và biến tấu 7 mô đun hình học. Nhà phê bình nghệ thuật Ray Mond Cogniat gọi là mẫu tự, còn giáo sư Trần Văn Khê thì gọi là 7 nốt nhạc. Từ 7 mô đun này bà đã làm nên sự khác biệt trong ngôn ngữ tạo hình cũng như tư tưởng nghệ thuật của Điềm Phùng Thị. Đó chính là điều khác biệt, đặc sắc và kỳ diệu nhất trong điêu khắc của Điềm Phùng Thị (là thứ ngôn ngữ do bà sáng tạo nên). Từ chất liệu đơn giản lại có khả năng biến hóa và sáng tạo nên vạn vật hữu hình. Với 7 mô đun độc đáo đó, bà đã lắp ghép từ hình dạng này sang hình dạng khác… Bằng sự khéo léo, tinh tế và nhạy cảm, từng cái một, với một chút thay đổi kích cỡ, vị tríĐiềm Phùng Thị tên thật là Phùng Thị Cúc (1920-2002) là một điêu khắc gia nổi tiếng thế giới. Năm 1991, bà được ghi vào danh sách những tài năng lớn của nghệ thuật thế kỷ XX trong từ điển Larousse. Năm 1992, bà được bầu làm Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học, Văn học và Nghệ thuật Châu Âu.

Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị

429107129-715626900688447-5995197390685741511-njpg-1711701460.crdownload
Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị 17 Lê Lợi, thành phố Huế

Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị là một trong ba không gian trưng bày nghệ thuật của Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Không gian trưng bày Mỹ thuật Huế), tọa lạc tại số 17 Lê Lợi, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Tòa nhà được xây dựng vào năm 1940, là một trong 27 công trình vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào danh mục kiến trúc Pháp tiêu biểu tại thành phố Huế đang được bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan, lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật. Nơi đây đang trưng bày và lưu giữ 367 tác phẩm nghệ thuật (491 hiện vật) với nhiều thể loại, chất liệu độc đáo của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị tặng cho nhân dân thành phố Huế.

Với tấm lòng người con xa quê luôn hướng về quê hương, đất nước, mong muốn đóng góp cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà; Nghệ sĩ Điềm Phùng Thị muốn đưa những tác phẩm – những đứa con tinh thần của mình về trưng bày ở Huế và trao tặng cho nhân dân vùng đất Cố đô. Vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu; được sự ủng hộ và chung tay của một số văn nghệ sĩ, trí thức, cá nhân yêu mến nghệ thuật; Nghệ sĩ Điềm Phùng Thị cùng với Lãnh đạo thành phố Huế đã thành lập Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị vào năm 1993 tại địa điểm số 01, đường Phan Bội Châu, thành phố Huế.

Trải qua hai mươi lăm năm, quảng thời gian không dài nhưng đủ thắm cho một nhân cách tài hoa, nghệ thuật sáng tạo Điềm Phùng Thị tỏa sáng trên vùng đất cố đô Huế và lan tỏa đến khắp các Châu lục trên thế giới qua những tác phẩm của Bà.

Nhằm tiếp tục phát huy giá trị nghệ thuật Điềm Phùng Thị đến với công chúng, du khách; đồng thời thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc hình thành không gian văn hóa nghệ thuật của tỉnh trên trục đường Lê Lợi; tháng 4 năm 2018, Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị được di dời về địa điểm mới tại số 17, đường Lê Lợi, thành phố Huế.

Le House Art 

Link nội dung: https://nghethuatvietnam.vn/dieu-khac-gia-diem-phung-thi-8.html