Tác phẩm: Cảnh chùa
Năm sáng tác: khoảng 1935 - 1936
Chất liệu: Sơn mài sáu tấm
Kích thước: 98 x 170 cm
Ký “Pham Hau” và triện vàng kiến trúc đình chùa ở mặt sau (con dấu của xưởng Phạm Hậu)
Phạm Hậu (1903 - 1994) nổi tiếng với tài năng và kỹ nghệ thực hành sơn mài thuần thục, đạt đến trình độ bậc thầy. Một trong những chủ đề thường xuất hiện trong tranh ông là phong cảnh đền chùa tọa lạc giữa thiên nhiên đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Tác phẩm “Cảnh chùa” hiện diện như minh chứng trong việc khéo léo nắm bắt ngoại cảnh, tổ chức bố cục khoáng đạt với bảng màu trầm mặc xen lẫn ánh vàng và chi tiết khảm vỏ trứng. Tranh mô tả khung cảnh chùa với lưng tựa núi, mặt hướng hồ và được nhìn từ điểm nhìn từ trên cao. Tác phẩm có chữ ký “Pham Hau” đi kèm triện vàng mô tả kiến trúc đền chùa, thường được biết tới như con dấu của xưởng Phạm Hậu. Xưởng này được ông thành lập ngay sau khi tốt nghiệp với đội ngũ thợ thủ công có tay nghề cao về phụ việc cho ông. Tác phẩm “Cảnh chùa” có thể là một trong những tác phẩm được vẽ trong khoảng thời gian 1935 - 1936, cùng thời điểm hiệu trưởng Victor Tardieu đặt hàng riêng 50 hộp vẽ sơn mài cho hợp đồng bên Pháp
Nội dung
Họa sĩ Phạm Hậu (1903 - 1994), tên đầy đủ Phạm Quang Hậu là một người con Hà Nội. Năm 1920 ông thi đỗ vào Trường Bách nghệ Hải Phòng - trường dạy nghề theo nguyên mẫu của châu Âu bấy giờ. Tại đây ông được đào tạo đầy đủ và bài bản qua các nghề từ tiện, nguội, đúc, hàn, phay, gò, đến cả nghề lái xe. Năm 1929, ông thi đỗ vào trường Mỹ thuật Đông Dương và học cùng các họa sĩ khác như Nguyễn Đỗ Cung, Trần Bình Lộc, Trần Ngọc Quyên, Nguyễn Văn Long, Phạm Văn Thuần, Trường Đình Hiến và Nguyễn Đình Thước,... Phạm Hậu sử dụng thành thạo hầu hết các loại chất liệu hội họa, ông đa phần vẽ về phong cảnh, đời sống dung dị của người dân và đặc biệt được biết đến là một trong những bậc thầy nổi tiếng về sơn mài.
Lê Phổ, người họa sĩ góp phần định hình ngôn ngữ hội họa hiện đại Việt Nam trong thế kỷ 20, từng bước khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế với những tác phẩm kết tinh giữa tinh thần Á Đông và kỹ pháp Tây phương. Trong Người thợ may, ông đã dành trọn sự tinh tế để tái hiện hình ảnh một thiếu nữ Việt Nam đang chăm chú vá áo, một khung cảnh đời thường nhưng giàu chất thơ.
Trong hành trình mỹ thuật dài hơn nửa thế kỷ của danh họa Lê Phổ 1907 2001, tranh hoa chiếm một vị trí thiết yếu như một tiếng nói của cái đẹp lặng lẽ nhưng đầy âm hưởng. Những đóa hoa trong tranh ông không chỉ mang vẻ ngoài duy mỹ mà còn là phương tiện truyền tải tâm hồn Á Đông, tinh thần thi ca và tình cảm nhân bản sâu sắc.
Cùng Lê Phổ, Vũ Cao Đàm và Lê Thị Lựu tạo nên “tứ kiệt Đông Dương” trên đất Pháp, danh họa Mai Trung Thứ (1906 1980) để lại một di sản nghệ thuật đồ sộ, giàu chất thơ và đượm nỗi hoài hương. Ông hiện là họa sĩ Việt Nam nắm giữ kỷ lục đấu giá cao nhất với tác phẩm “Chân dung cô Phượng” đạt 3,1 triệu đô. Sinh tại Kiến An (Hải Phòng ngày nay), Mai Trung Thứ tốt nghiệp khóa đầu tiên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930, từng giảng dạy tại Quốc học Huế và có thời gian dài sống ở Pháp từ năm 1937 cho đến cuối đời, nơi ông không ngừng phát triển nghệ thuật lụa – chất liệu đã trở thành định danh thị giác của ông.
Nhân dịp 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025)
Năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp để đàm phán về nền độc lập cho Việt Nam, họa sĩ Vũ Cao Đàm, khi ấy đang sống tại Paris, đã có cơ hội trực tiếp quan sát và ghi lại hình ảnh vị lãnh tụ qua nhiều hình thức nghệ thuật. Trong số đó, hai tác phẩm còn lưu giữ đến hôm nay, một bức tượng đồng bán thân và một ký họa bút chì, được xem là những biểu tượng xúc động và chân thực bậc nhất về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mỹ thuật hiện đại Việt Nam ở hải ngoại.
Bức tranh của họa sĩ Năng Hiển khắc họa khoảnh khắc gần gũi giữa Bác Hồ và các chú bộ đội trong khung cảnh giản dị thời kháng chiến. Với nét vẽ tinh tế, hình ảnh Bác Hồ tỏa sáng giữa những người lính, ánh mắt tràn đầy sự kính trọng và niềm vui. Cảnh vật xung quanh, từ những chú ngựa tới chú chó, càng làm nổi bật sự thân thiện và gần gũi của người lãnh đạo dân tộc. Sự hòa quyện giữa màu sắc và ánh sáng tạo nên cảm giác ấm áp, chân thực, phản ánh tình cảm gắn bó mật thiết giữa Bác và bộ đội trong những năm tháng gian khó. Bức tranh không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và yêu thương trong thời kỳ kháng chiến.
Cùng Lê Phổ, Vũ Cao Đàm và Lê Thị Lựu tạo lập nên tứ kiệt Đông Dương tại Pháp, danh họa Mai Trung Thứ với các tác phẩm đồ sộ truyền lại cho hậu thế mang nhiều tình cảm cũng như ý niệm về một Việt Nam thơ mộng. Ông hiện là họa sĩ đang năm giữ kỷ lục vê giá cho một tác phẩm tranh Việt với mức 3,1 triệu đô - tác phẩm "Chân dung cô Phượng".
Nửa sau thế kỷ 20, Mỹ thuật Việt Nam đón nhận sự nổi danh của bộ tứ Nghiêm - Liên - Sáng - Phái như một điều tất yếu. Trong đó, Nguyễn Tư Nghiêm (1922 - 2016) đã tìm ra cho mình một lối đi riêng, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Ngày 15 tháng 5 năm 2025, tại Hoa Kỳ, hai tác phẩm tranh lụa đặc sắc của danh họa Mai Trung Thứ đã được đấu giá thành công với tổng giá trị vượt mốc 1 triệu đô la Mỹ, một lần nữa khẳng định vị thế ngày càng bền vững của mỹ thuật Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ngày 13 tháng 5 năm 2025, tại Pháp, tác phẩm Le bain (Tắm) của danh họa Lê Phổ (1907–2001) đã lập kỷ lục mới trong phiên đấu giá quốc tế khi được gõ búa ở mức 1.560.000 euro. Sau khi cộng thêm phí và thuế (ước tính khoảng 30%), giá cuối cùng mà người mua chi trả cho bức tranh lên đến 2.028.000 euro – một con số gây ấn tượng mạnh với giới sưu tập toàn cầu, khẳng định sức hút bền vững của mỹ thuật Việt Nam trên thị trường nghệ thuật thế giới.
Khi nhắc đến lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam, không thể không nói đến Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - nơi khai sinh ra thế hệ họa sĩ đầu tiên được đào tạo bài bản theo mô hình phương Tây, nhưng đồng thời cũng là nơi hình thành một bản sắc hội họa mang tinh thần dân tộc sâu sắc.