Họa sĩ Linh Chi: NGHỆ THUẬT GIẢN DỊ

Họa sĩ Linh Chi (1921 - 2016) tên thật Nguyễn Tài Lương, một trong những họa sĩ thuộc thế hệ họa sĩ thứ 2 cùng khóa với các họa sĩ Ngô Mạnh Lân và Ngọc Linh, Mai Long. Ông tốt nghiệp trường Mỹ thuật Việt Nam, “Khóa kháng chiến” (1950 đến 1953), là học trò của danh họa Tô Ngọc Vân và được các thày Nguyễn Đỗ Cung, Trần Quang Trân,.. giảng dạy.

Chú thích ảnh

Họa sĩ Linh Chi (Ảnh ST)

Họa sĩ Linh Chi là người có niềm đam mê mãnh liệt với hội hoạ, ngay từ nhỏ ông đã bắt đầu khám phá và tiếp cận với nền hội họa Việt Nam từ thời Trung học phổ thông. Dưới sự ảnh hưởng của hội họa phương Tây, phương Đông và Nhật Bản, cùng với sự hướng dẫn từ những người thầy tài ba như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang,.. họa sĩ Linh Chi đã tích lũy được một lượng kiến thức sâu rộng về nghệ thuật. Nhờ những trải nghiệm và kiến thức này, Linh Chi đã phát triển được phong cách riêng biệt, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và ấn tượng. Điều này đã giúp tạo dựng nên tên tuổi của họa sĩ Linh Chi trong lòng công chúng.

“Thiếu nữ dân tộc” Linh Chi, chất liệu lụa, 70 x 54 cm

Tác phẩm trong phiên đấu giá sắp tới của Le Auctions 26/10/2024.

Tranh của họa sĩ Linh Chi rất đa dạng chủ đề, từ vùng núi đến miền biển, từ thành thị đến nông thôn. Linh Chi đã sử dụng nhiều chất liệu khác nhau trong tác phẩm của mình, bao gồm sơn dầu, phấn màu, lụa, bột màu, khắc gỗ… Mỗi chất liệu mang lại một cảm giác và hiệu ứng khác nhau cho tranh, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong tác phẩm của ông. Đặc biệt với lụa, tranh lụa của ông, chúng toát lên nét đẹp từ tâm hồn nghệ sĩ trộn lẫn với sự mềm mại vốn có của lụa, thành công tạo nên một thứ nghệ thuật riêng, tạo dấu ấn trong sự nghiệp họa sĩ Linh Chi.

A painting of a child in a frame

Description automatically generated

“Thiếu nữ” Linh Chi, chất liệu lụa, 54 x 38.5 cm

Tác phẩm trong phiên đấu giá sắp tới của Le Auctions 26/10/2024.

Đề tài của Linh Chi đi vào khai thác sâu hình ảnh “người phụ nữ Việt”. Ông tập trung vào việc vẽ chân dung phụ nữ thành thị và phụ nữ dân tộc thiểu số, đều là những biểu tượng quan trọng của văn hóa Việt Nam.Trong các bức chân dung của mình, ông đã khéo léo truyền đạt được sự mạnh mẽ và tự hào của người phụ nữ Việt Nam, từ vẻ đẹp truyền thống trong trang phục áo dài đến các trang phục rực rỡ của dân tộc Dao, Mường, Thái, Tày, Nùng…

Tranh của họa sĩ Linh Chi thanh khiết và giản dị, các gam màu trong tranh ông cùng bút pháp chân thực, mộc mạc đem đến một sự đồng điệu thống nhất, một không gian rất đỗi bình yên.

Suốt cuộc đời nghệ thuật ông đã nhiều lần tổ chức các cuộc triển lãm, khi mới chỉ 23 tuổi, họa sĩ Linh Chi đã có triển lãm đầu tay tại Hà Nội, giới thiệu 43 tác phẩm nghệ thuật sơn dầu và bột màu tại Nhà Thông tin Tràng Tiền, năm 1944, Hà Nội. Đến năm 1972, hội Mỹ Thuật Việt Nam tổ chức một triển lãm riêng để giới thiệu 73 tác phẩm của ông. Một lần nữa, năm 1988 Hội Văn học - Nghệ thuật Hà Nội đã trưng bày 90 tác phẩm của ông, bao gồm các tác phẩm vẽ trên lụa, sơn dầu và bột màu,..

A framed picture of a person lying down

“Cô gái” Linh Chi, chất liệu Mực trên giấy, 30 x 45 cm

Tác phẩm trong phiên đấu giá sắp tới của Le Auctions 26/10/2024.

Năm 2021 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố hoạ sĩ Linh Chi, gia đình ông cùng với một số nhà sưu tập và bạn bè đã tổ chức một cuộc triển lãm có tên là “Bước qua 10 thập kỷ”. Cuộc triển lãm này giới thiệu đến công chúng gần 100 tác phẩm nghệ thuật quý giá của ông, trong đó có một số tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Ngày 20/12/2023, triển lãm tranh và ra mắt sách mang tên “Họa sĩ Linh Chi - Sống trong nghệ thuật” của hoạ sĩ Linh Chi được tổ chức tại Phòng triển lãm Nhà Xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Khánh Linh