NHÀ ĐẤU GIÁ LE AUCTION HOUSE – SƯU TẬP TRANH ĐÔNG DƯƠNG QUÝ HIẾM

NHÀ ĐẤU GIÁ LE AUCTION HOUSE – SƯU TẬP TRANH ĐÔNG DƯƠNG QUÝ HIẾM

NHÀ ĐẤU GIÁ LE AUCTION HOUSE – SƯU TẬP TRANH ĐÔNG DƯƠNG QUÝ HIẾM

Nghệ thuật Việt Nam ngày càng phát triển với tầm nhìn Quốc tế và sự đổi mới rõ rệt trong những năm gần đây. Với sự chuyên nghiệp của các Gallery, các nhà sưu tập tinh tế và nhà đấu giá Le Auction House ra đời, việc tổ chức thành công phiên đấu giá quy mô quốc tế vào ngày 10/03/2024 đã tạo ra một bước tiến lớn cho thị trường hội họa Việt Nam. Trên thị trường quốc tế, chúng ta thấy rằng các nhà đấu giá chuyên nghiệp đã xây dựng và duy trì một hệ thống hoạt động chuyên nghiệp trong hàng thế kỷ. Sự thành công này đã mở đường cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam để học hỏi và phát triển, nâng cao giá trị lịch sử văn hóa của Việt Nam lên tầm quốc tế.

Nhà đấu giá Le Auction House đã thu hút sự chú ý và quan tâm đông đảo từ cộng đồng yêu nghệ thuật trên toàn quốc qua phiên đấu giá vừa qua. Được nhiều lời khen ngợi rất lớn từ các chuyên gia, nhà phê bình và nhà sưu tập, Le Auction House đã trở thành điểm sáng đầu năm giáp Thìn trên thị trường hội họa Việt Nam. Trong cuộc trò chuyện với ông Lê Quang, người sáng lập Le Auction House, ông chia sẻ: Với lòng đam mê và sự cố gắng suốt nhiều năm qua, tôi luôn mong muốn góp phần nhỏ bé tích cực vào việc tạo ra nhiều dấu ấn trong lòng người yêu nghệ thuật. Ngoài ra, tôi luôn dành thời gian để nghiên cứu và phát triển Le Auction House nói riêng thành một địa chỉ thẩm định, định giá và đấu giá chuyên nghiệp tại Việt Nam, xứng đáng sánh vai với các đối tác quốc tế và cùng xây dựng chung thị trường tốt dần lên. Chúng ta có đủ điều kiện để phát triển, với tài nguyên đầy đủ, chỉ cần dám và thực hiện ước mơ đó. Tôi cũng mong muốn được hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam, cùng xây dựng đề án bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Họa sĩ của chúng ta là một kho báu vô giá, và các làng nghề là tài nguyên cần được bảo tồn, tôn vinh và phát triển để nâng tầm vị thế của Việt Nam trong và ngoài nước. Chúng ta cần thu hút du khách, nhà đầu tư và đóng góp vào sự phát triển của đất nước, tạo nên một khối di sản lớn cho quốc gia. Mục tiêu cuối cùng vẫn là tiến tới một dân giàu, đất nước mạnh, xã hội văn minh, văn hóa phồn vinh.

Sự đam mê yêu mến nghệ thuật của Le Auction House thể hiện qua công việc hàng ngày, đã dày công nghiên cứu phát triển và săn lùng sưu tập các tác phẩm quý hồi hương, các tác phẩm quý hiếm được tôn vinh, tìm kiếm tài năng mới, đó là trách nhiệm của Le Auction House phải làm trong công tác nghiên cứu chuyên môn sâu rộng. Những tác phẩm quý hiếm đã và đang được Le Auction House sưu tập mỗi ngày và lan tỏa tới cộng đồng, đó chính là minh chứng cho sự say mê yêu mến nghệ thuật của Le Auction House.

Dưới đây là một số tác phẩm mà Le Auction House vừa mới sưu tập được:

z5324592412024-c0199354f73a74654f4499264fd63579-1712478438.jpg

Mai Trung Thứ (1906-1980) - Thiếu nữ chỉnh khăn che mặt - Mực và màu trên lụa, ký tên và năm 1943 phía trên bên trái - 31,5 x 24,5 cm. Nguồn đấu giá, giấy chứng nhận.

z5324596874604-fc918784d18d22fc849babc2bc9fd93e-1712478562.jpg

Mai Trung Thứ (1906-1980) Trẻ em làm bài tập về nhà, 1960 Mực và màu trên lụa Ký tên và ghi ngày tháng ở phía dưới bên trái Tiêu đề "Nghiên cứu" và ngày 1960 Kích thước tranh 22,5 x 22,5 cm. Khung do nghệ sĩ thực hiện: 35,5 x 35,5 cm cả khung. Giấy chứng nhận của bà Lan Mai Phương, người thừa kế duy nhất của họa sĩ, đề ngày 21/12/2023, sẽ được trao cho người mua. Tác phẩm cũng sẽ được đưa vào danh mục raisonné hiện đang được viết.

z5324593919948-f485dc86912a9c58a1df95b3aa265ef9-1712478468.jpg

Lê Phổ (1907 - 2001) Tĩnh vật hoa, ký tên Lê Phổ bằng tiếng Trung (phía dưới bên trái) Sơn dầu trên lụa đặt trên bảng gỗ 79,7 x 51,1 cm. 31 ⅜ x 20 ⅛ in. Nguồn Sotheby's.

z5324584131376-a3ad90329cbb18e3679dc13bc52184a1-1712478259.jpg

Lê Phổ 1907 - 2001 hoa huệ ký tên Lê Phổ bằng tiếng Trung và tiếng Anh (phía dưới bên phải) dầu trên vải 92 x 65 cm. 36 ¼ x 25 ⅝ inch. Được dán nhãn Wally F. Gallery trên mặt sau bìa cứng. Có dòng chữ Wally F. New York. Nguồn nhà đấu giá Sotheby's.

z5324586806558-1a3211aea91c4539acc2be34b914678b-1712478331.jpg

Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) Chiến Binh, ký Vũ Cao Đàm, năm 1963 (phía dưới bên trái) dầu trên vải 73,3 x 60,2 cm. 28 ⅞ x 23 ¾ inch. Sáng tác năm 1963, tác phẩm hiện tại sẽ được đưa vào danh mục raisonné sắp ra mắt của nghệ sĩ do con gái của nghệ sĩ, Marie-Claire Yannick Vu chuẩn bị. Nguồn nhà đấu giá Sotheby's.

TỨ KIỆT TRỜI ÂU: PHỔ - THỨ - LỰU - ĐÀM Bốn họa sĩ bao gồm Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm là bốn sinh viên thụ hưởng nền giáo dục của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương sang Pháp những năm 30 thế kỷ 20 với nhiều vọng ước. Họ đã đóng góp cho nghệ thuật nước nhà những bảng màu riêng và tạo lập nên một bộ tứ huy hoàng trời Âu với sức ảnh hưởng rộng khắp.

63f4df8f-893e-48f7-b8e7-a7fbb15d4c9a-1712473805.jfif

Tài sản từ Bộ sưu tập tư nhân nổi bật của Mỹ, Joseph Inguimberty (1896 - 1971) Cánh đồng lúa, đã ký INGUIMBERTY (phía dưới bên phải) dầu trên vải 80 x 100 cm. 31 ½ x 39 ⅜ inch. Phòng trưng bày Drouant-David, nhãn hiệu Paris được dán trên mặt sau. Nguồn nhà đấu giá Sotheby's.

Cuối thế kỷ 19, chuyến viễn chinh của Pháp tới phương Đông đã mở đường cho các cuộc du hành của họa sĩ, nhà thám hiểm, nhiếp ảnh, văn sĩ với mục đích truyền bá các thông tin về thuộc địa. Xét riêng các họa sĩ, họ đã đặt chân tới Việt Nam không chỉ để khám phá văn minh vùng đất mà còn để lại những cống hiến quan trọng trong việc giảng dạy nghệ thuật cho người An Nam. Trong số đó có thể kể tới những tên tuổi các danh họa nổi bật như Victor Tardieu, Joseph Inguimberty, Alix Aymé, André Maire hay Evariste Jonchère,...

JOSEPH INGUIMBERTY (1896 - 1971) Theo lời mời của Victor Tardieu, Joseph Inguimberty (1896 - 1971) - một họa sĩ cổ điển lãng mạn Pháp, đã tới Việt Nam năm 1925 để giảng dạy khoa trang trí Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông là người đầu tiên đề xuất ý tưởng đưa sơn ta vào làm một chất liệu vẽ, mở ra một hướng đi mang tính hội họa hơn là sơn mài mỹ nghệ cho các sinh viên bấy giờ. Bên cạnh đó, dưới vai trò giảng viên và với trải nghiệm của mình khi sinh sống tại phương tây, ông cũng tâm huyết truyền bá về nghệ thuật vẽ sơn dầu cho học trò một cách tường tận. Trong suốt 20 năm sống tại Việt Nam, ông đã để lại nhiều sáng tác tình cảm về con người nơi đây. Triển lãm cá nhân đầu tiên tại Hà Nội của ông được tổ chức năm 1929, lấy tiêu đề “Đồng bằng châu thổ Xứ Bắc Kỳ: phong cảnh và hình tượng” là tiếng nói dõng dạc của một người hoạ sĩ say mê quan sát thiên nhiên và đời sống người dân An Nam. Từ những thiếu nữ đi làm đồng tới phong cảnh ao dưới bóng tre hay mùa gặt, ông đều chắt lọc được cái hồn cốt bên trong và kể lại theo một lối vẽ vô cùng trau chuốt.

Tác phẩm “ Cánh đồng lúa “ là tác phẩm quan trọng, cực kỳ quý hiếm của Joseph Inguimberty thể hiện đời sống và cảnh đẹp của Việt Nam trong các tác phẩm này. Tác phẩm thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật phương Tây và nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh quan và đời sống nông thôn Việt Nam. Cách mà họa sĩ sử dụng ánh sáng trong một bức tranh có thể tạo ra không gian, chiều sâu và tạo nên cảm giác chân thực cho người xem. Ánh sáng được sử dụng để tạo ra một tâm trạng hoặc cảm xúc cụ thể. Ông sử dụng màu sắc trong tác phẩm tạo ra sự hài hòa hoặc tạo điểm nhấn. Sự lựa chọn và sắp xếp màu sắc ánh sáng, không gian tài tình đã chạm đến cảm xúc và cảm nhận của người xem đối với tác phẩm này. Tổng quan thì đây là tác phẩm khổ lớn, sự kết hợp giữa kỹ thuật, màu sắc, ánh sáng và cảm xúc cá nhân của ông tạo ra một tác phẩm sâu sắc và đầy ấn tượng quý hiếm này.

Hoàng An