Tại:

Paris 14:00 Thứ Năm 04/04/2024, nhà đấu giá Coutau-Bégarie tổ chức phiên đấu “Nghệ thuật hiện đại” đặc biệt có tranh của họa sĩ HENRI MÈGE

Trong phiên đấu giá có tổng cộng 304 lots, bao gồm: đồ cổ, nội thất, tranh nghệ thuật. Nổi bật có 3 tác phẩm của họa sĩ Henri Mège (1904-1984), buổi sáng ở những ngôi làng gần Huế, buổi sáng trong rừng, Bình minh trên cầu Trung Hoa xưa. Đây là 3 tác phẩm mà họa sĩ Henri Mège miêu tả về phong cảnh An Nam Việt Nam.
anh3-1712023839.png
Buổi sáng trong rừng, An Nam. Sơn dầu, Đông Dương trên canvas. Kích thước 55 x 38 cm, có ký tên và ngày phía dưới bên trái, giá ước tính: 2.500 – 3500 eur ( trích nguồn nhà đấu giá).
anh4-1712023838.jpg
Buổi sáng ở những ngôi làng gần Huế-Annam, miền Trung Việt Nam. Sơn dầu trên vải, Đông Dương. Kích thước 55 x 38 cm, có kí tên và ngày phía dưới bên trái, giá ước tính 3.500 – 4.500 eur ( trích nguồn nhà đấu giá).
anh5-1712023839.png
Bình minh trên cầu Trung Hoa xưa, Sơn dầu trên vải, Bắc Kỳ. Ký tên phía dưới bên trái, kích thước 61 x 46 cm, giá ước tính 3000 – 5000 eur (trích nguồn nhà đấu giá).

Henri Mège là hoạ sĩ người Pháp, sinh ngày 29/11/1904 tại La mã Drôme, mất năm 1984. Bằng cách quan sát các buổi vẽ tranh của mẹ mình, bà Isabelle Mège và cùng mẹ đến thăm các viện bảo tàng, ông đã học được cách vẽ từ bé. Giống như cha mình, ông có ý định theo nghiệp quân sự và tham gia đơn vị kỵ binh nhẹ. Năm 1931, Henri Mège tới Đông Dương với tư cách là một sỹ quan binh đoàn Pháp với cam kết kéo dài 25 năm. Ông gặp vị hoàng đế Bảo Đại, trở thành cận thần của Hoàng đế và chỉ huy đội bảo vệ hoàng thành ở Huế. Ông dành thời gian rảnh rỗi của mình để vẽ tranh và đã vẽ nhiều tranh phong cảnh, đặc biệt là xung quanh Huế. Tại đây, ông theo đuổi niềm đam mê hội hoạ. Ông kết bạn với họa sĩ Mai Trung Thứ, họ trở thành những người bạn rất thân và truyền cảm hứng cho nhau. Chủ đề yêu thích của ông là phong cảnh và hoàng hôn, quang cảnh sông và thung lũng, thuyền trên sông cảnh quan được biết đến phong cảnh Việt Nam. Ông cũng là giáo viên dạy vẽ trường Trung học Pháp Sài Gòn từ 1950 tới 1956, nên thường xuyên cộng tác và kết bạn với giới văn nghệ trong nước. Trong thời gian nghỉ hưu ở Pháp, ông trở thành thành viên của hội mĩ thuật Savoy.

Khánh Linh