Loạt cổ vật của người sở hữu ấn 'Hoàng đế chi bảo'

Ông Nguyễn Thế Hồng - người mua ấn "Hoàng đế chi bảo" - sở hữu hàng nghìn đồ cổ, trong đó có thạp đồng là "Bảo vật quốc gia".
a-n-hoa-ng-de-chi-ba-o-jpeg-1711700995.jpg

Ấn "Hoàng đế chi bảo" là cổ vật mới nhất được bổ sung vào bộ sưu tập của ông Hồng. Theo thông tin đã công bố, ông chi 6,1 triệu Euro (hơn 153 tỷ đồng) mua ấn, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam.

Trong phòng, ông đặt tượng Phật ngọc cao hơn một mét làm bằng đá thạch anh hồng, do nghệ nhân Đà Nẵng đúc. Bên phải là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng, do nghệ nhân làng Ý Yên (Nam Định) đúc. Bên trái là bức tranh in chân dung vua Minh Mạng lồng khung gỗ. Theo thông tin trên website của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tranh không rõ tác giả, được cho là do một người phương Tây vẽ.

co-vat-trieu-nguyen-tai-bao-tang-tu-nhan-bac-ninh-1700905064-1711701202.jpg
Các cổ vật tại bảo tàng tư nhân của ông Hồng ở Bắc Ninh.
4co-va-t-o-ng-nguye-n-the-ho-ng-ba-c-ninh-1700558335-1711701214.jpg

Ngoài ấn, ông Hồng cũng mới bổ sung vào bộ sưu tập cặp bát vàng của vua Khải Định, có chạm hình rồng, phượng. Hiện vật từng được nhà đấu giá Million bán cho một nhà sưu tập khác với giá 680.000 euro (16,7 tỷ đồng) hồi tháng 10/2022. Sau đó, hãng Million giúp ông Hồng kết nối với người này. Biết ông tha thiết hồi hương nhiều cổ vật, người này thuận tình để lại. Cặp bát được ông mang về nước cùng ngày với ấn Hoàng đế chi bảo.

Bát được trưng bày cùng khánh vàng đời vua Thành Thái. Mặt trước có chữ "Đại Nam hoàng đế sắc tứ", mặt sau là chữ "nhất hạn kim khánh". Phần dây làm bằng chỉ vàng, gắn ngọc trai, san hô.

Ở giữa là bình vôi vàng của vua Mạc Toàn - vị vua cuối của triều nhà Mạc.

tranh-the-u-jpeg-1711701216.jpg

Một số bức tranh thêu chỉ vàng và chỉ ngũ sắc thời Nguyễn, có hình rồng, lân, phượng.

Ông Nguyễn Thế Hồng, 62 tuổi, là doanh nhân xây dựng, bất động sản ở Bắc Ninh. Ông có đam mê sưu tập cổ vật từ vài chục năm trước, bắt đầu trưng bày các món quý ở bảo tàng cá nhân.

bo-bi-nh-vo-i-trie-u-nguye-n-1700660262-1711701213.jpg

Ở giữa là đỉnh xôm trầm bạc của người trong hoàng thất triều Nguyễn. Bình đúc hình rắn ở giữa, hai bên gắn hình lân.

Đỉnh trưng bày cùng hai bình vôi bạc, một bình gắn lân, một bình gắn rồng, đi kèm cơi, kim bạc.

6co-va-t-o-ng-nguye-n-the-ho-ng-ba-c-ninh-1700660093-1711701215.jpg

Gối tựa của vua triều Nguyễn. Gối thêu rồng phượng bằng chỉ vàng, lõi tơ tằm.

Bảo tàng hiện chưa mở cửa cho khách tham quan, chỉ đón một số người quen.

phu-quy-nie-n-hoa-1700656898-1711701215.jpg

Ông Hồng cũng sở hữu nhiều cuốn thư, sắc phong, đại tự làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng thời Lê, Nguyễn.

0co-va-t-o-ng-nguye-n-the-ho-ng-ba-c-ninh-1700656120-1711701216.jpg
Cuốn thư thời Nguyễn dài hơn 4 mét, cao khoảng hai mét, có chữ "Nhạc giáng thần", để thờ phụng Kinh Dương Vương. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ông là cha của Lạc Long Quân.
2co-va-t-o-ng-nguye-n-the-ho-ng-ba-c-ninh-1700656117-1711701216.jpg
Bàn thờ tổ tiên thời Lê trung hưng (giai đoạn 1533-1789).
1co-va-t-o-ng-nguye-n-the-ho-ng-ba-c-ninh-1700656119-1711701213.jpg
Một tấm sắc phong của vua Lê Hiển Tông (1717-1786) thời Lê trung hưng, bên trên có ấn tín của ông.
3co-va-t-o-ng-nguye-n-the-ho-ng-ba-c-ninh-1700656122-1711701215.jpg
Bộ mũ quan thờ thánh trong đình làng thời Lê.
7co-va-t-o-ng-nguye-n-the-ho-ng-ba-c-ninh-1700656068-1711701216.jpg
Hũ tiền cổ bằng đồng thời Hậu Lê (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18), cao 33 cm, đường kính miệng 15,5 cm.
tha-p-ba-o-va-t-quo-c-gia-1700656082-1711701213.jpg
Thạp đồng

Thạp đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn, cao 39 cm, đường kính miệng 33 cm, đường kính đáy 28,5 cm, trọng lượng 5,4 kg. Hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là "Bảo vật quốc gia" từ đầu năm nay.

Thạp có bố cục cân đối, thể hiện nghệ thuật đúc đồng đạt tới đỉnh cao, với hoa văn trang trí là các con thú giống cáo, chồn, trong tư thế động.

Nguồn báo VNExpress