NHÀ ĐẤU GIÁ LE AUCTION HOUSE PHIÊN ĐẤU GIÁ “NGHỆ THUẬT VIỆT NAM THẾ KỶ 20”: TỪ ĐÔNG DƯƠNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam Thế kỷ 20” vào thứ 7 ngày 27/7/2024 và chủ nhật ngày 28/7/2024. Phiên đấu quy tụ 300 tác phẩm đa dạng, tinh lọc trải dài nhiều giai đoạn mỹ thuật quan trọng của nước nhà và là sự kiện tầm cỡ của một đơn vị đấu giá Việt Nam thực hiện theo mô hình liên kết hai đầu Việt - Anh.

Hình 1: Victor Tardieu (1870 – 1937). Một cuốn sách hay, 1904. Sơn dầu. Ký dưới phải. 46 x 54.9 cm

Sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (L’ecole des Beaux Arts de l’Indochine) là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Năm 1924, với bản đệ trình của Victor Tardieu tới toàn quyền Martial Merlin về sự cấp thiết phải mở một trường mỹ thuật tại Hà Nội, Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương chính thức được thành lập, bắt đầu tuyển sinh khóa 1 năm 1925 và do họa sĩ người Pháp Victor Tardieu làm hiệu trưởng. Trong suốt 20 năm đi vào hoạt động, ngôi trường này đã gầy dựng ra một cộng đồng nghệ sĩ chất lượng, đưa nghệ thuật Việt Nam bước ra khỏi giai đoạn khuyết danh.

Hình 2: Alix Aymé (1894 - 1989). Gia đình cùng vật nuôi. Mực và màu nước trên lụa. Ký "ALIX AYMÉ" dưới giữa và triện đỏ dưới phải. 29 x 43 cm

Đóng góp một phần không hề nhỏ trong việc định hình Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ này phải kể đến các họa sĩ Pháp. Họ là những văn sĩ, nhà thám hiểm, nhiếp ảnh tới Việt Nam không chỉ để khám phá văn minh vùng đất mà còn để lại những cống hiến quan trọng trong việc giảng dạy nghệ thuật cho người An Nam. Trong số đó có thể kể tới những tên tuổi các danh họa nổi bật như Victor Tardieu, Joseph Inguimberty, Alix Aymé, André Maire hay Evariste Jonchère,... Tại phiên đấu, các sáng tác của Joseph Inguimberty, Alix Aymé, André Maire, Henri Mege,... cũng được LE AUCTION HOUSE chắt lọc giới thiệu tới cộng đồng yêu nghệ thuật.

Hình 3: Joseph Inguimberty (1896 - 1971). Phong cảnh Bắc kỳ. 34.5 x 43.5 cm

Dựa trên kiến thức tiếp thu được từ mỹ học Âu châu, các họa sĩ khóa đầu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã giữ lấy một ý thức về sứ mệnh nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên các họa sĩ trưởng thành với sự giáo dục của ngôi trường này chọn đưa hơi thở văn hóa bản địa vào tác phẩm.

Hình 4: Lương Xuân Nhị (1914 - 2006). Bến sông. Mực và màu trên lụa. Ký và triện đỏ dưới phải. 56 x 116 cm

Chính những bức tranh thiếu nữ trong tà áo dài, chít khăn lúc đọc sách bâng quơ, lúc chải tóc, lúc suy tư, những phong cảnh chùa chiền, làng mạc, biển khơi v.v… trên chất liệu lụa hay sơn mài ấy đã tạo tiền đề cho hội họa Việt Nam vươn ra khỏi ranh giới nước nhà, mở rộng chân trời cho những họa sĩ như Phổ - Thứ - Lựu - Đàm viễn du xứ lạ và gây dựng nên một bộ tứ huy hoàng của hội họa Việt tại Pháp. Đồng thời, có nhiều nhóm họa sĩ và cá nhân tiêu biểu khác cũng được hình thành như Nguyễn Gia Trí - Nguyễn Tường Lân - Tô Ngọc Vân - Trần Văn Cẩn và Nguyễn Tư Nghiêm - Dương Bích Liên - Nguyễn Sáng - Bùi Xuân Phái,... Các sáng tác điển hình, chọn lọc của họ xuất hiện trong danh mục phiên đấu mang đến những khía cạnh đa dạng của một giai đoạn mang tính bản lề của mỹ thuật nước nhà.

Hình 5: Bên trái: Lê Phổ (1907 – 2001). Thiếu nữ cầm quạt. Mực và bột màu trên lụa. Ký “lepho” và triện dưới phải. 40.8 x 23 cm. - Bên phải: Lê Phổ (1907 – 2001). Trong vườn. Ký “lepho” và đề chữ Hán dưới phải. 65 x 50 cm

Ngoài ra, trọng tâm của sự kiện đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” cũng đi sâu vào giai đoạn Mỹ thuật Kháng chiến khu vực phía Bắc với nhiều nghệ sĩ nổi bật. Trải qua nhiều biến dịch của lịch sử Mỹ thuật, Lưu Công Nhân - Lê Huy Hòa - Trần Lưu Hậu - Nguyễn Trọng Kiệm và họa sĩ Trần Đông Lương, Mai Long, Ngọc Linh,... là những đại diện tiêu biểu của giai đoạn này. Đó là những sáng tác chủ yếu mang tính hiện thực, một mặt mang tính trần thuật cao về nhịp đập của thời đại và dân tộc. Mặt khác soi rọi vào một giai đoạn đầy phấn chấn của nghệ thuật tạo hình Việt Nam khi liên tiếp có sự mở rộng về đề tài sáng tác từ vẻ đẹp của cảnh vật, con người, lòng quyết tâm vệ quốc cho đến sự hăng say trong tăng gia sản xuất, xây dựng nước nhà,...

Hình 6: Nguyễn Trọng Kiệm (1930 - 1991). Từ trái qua: Bến sông, màu nước trên giấy 50 x 33cm. Đôi bạn hỗ hợp trên giấy 45 x 61cm. Bé đọc sách, sơn dầu trên toan. Ký trên góc trái. 42 x 58 cm

Hình 7: Trần Đông Lương (1925 - 1993). Từ trái qua: Chân dung thiếu nữ, phấn màu trên giấy, Chân dung thiếu nữ, phấn màu trên giấy. Chân dung thiếu nữ, mực và màu trên lụa.

Trần Đông Lương chuyên vẽ về thiếu nữ, với tài năng vẽ hình hoạ, phụ nữ trong tranh của Ông mang một vẻ đẹp riêng biệt...thanh thoát mềm mại nhưng không kém phần thanh lịch kiêu kỳ của các cô gái Hà Nội. Những tà áo, khuôn mặt, mái tóc ông tỉa tót chăm chút dường như có chút bụi phấn, có làn gió bay nhẹ, có một mái tóc bồng bềnh cuốn hút, những cô gái trong Ông dường như cô gái nào cũng đẹp qua bút pháp của Ông.

Hình 8: Trần Lưu Hậu (1928 - 2020). Từ trái qua: Hoa, chất liệu sơn dầu trên toan. Phố, bột màu trên giấy, Làng, bột màu trên giấy.

Trong lĩnh vực hội họa, họa sĩ Trần Lưu Hậu là người vẽ nhiều thể loại nhưng tìm được một lối đi đặc tính chủ quan cá nhân từ cuối những năm 1980, trước đó ông thường vẽ về đề tài kháng chiến, phong cảnh thiên nhiên, nông thôn, phố phường Hà Nội và tĩnh vật,... Từ cuối những năm 1980 trở đi, ông vẽ bằng bảng màu nguyên bản với những nét bút dài, phóng khoáng đầy xung lực, đi từ hiện thực sang biểu hiện và cuối đời thiên về trừu tượng. Tuổi càng lớn ông càng vẽ sung mãn và luôn đề cao sự tự do trong tư tưởng, tư duy, điều kiện sáng tác, không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì. Trần Lưu Hậu tái hiện những đề tài cơ bản như phong cảnh, biển, cây, hoa, thiếu nữ khoả thân,... với một tư duy giản lược hình khối nhưng ấn tượng mạnh, khóa người xem vào một không gian giàu cảm xúc.

Tiến đến khu vực phía Nam, cho tới năm 1975, chỉ với chừng 20 năm, những họa sĩ tài năng như Nguyễn Phước, Nguyễn Trung, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ và nhiều cá nhân khác đã đồng vọng, khát khao sáng tạo và kiếm tìm cái mới trong hoàn cảnh đất nước trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt. Cũng chính họ đã hòa chung bầu không khí sục sôi phát triển khi hòa bình lập lại còn nhiều thách thức để rực lên một nền nghệ thuật trú phú, trẻ trung, hiện đại ở Sài Gòn và sáng tạo chưa từng thấy.

Hình 9: Từ trái qua: Nguyên Khai 1940 – Nguyễn Phước 1943 – Nguyễn Trung 1940

Hình 10: Hồ Hữu Thủ (sn. 1940) Phía nam người được gọi là “ Thuật sĩ sơn mài “

Xuất hiện trong danh mục phiên đấu “Nghệ thuật Việt Nam Thế kỷ 20” nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương của LE AUCTION HOUSE, bằng các sáng tác chọn lọc của mình, những họa sĩ này đã mở ra nhiều cánh cửa khác nhau để đi sâu vào nội giới, kể những câu chuyện giàu tính liên tưởng đa chiều.

Hình 11: Điềm Phùng Thị (1920 - 2002). Từ trái qua: Điêu khắc gỗ mạ đồng khoảng năm 1970 - 1975. 65 x 56 x 54 cm. Điêu khắc trên nhôm và đồng, kích thước 85 x 36 x 16,6 cm. Điêu khắc trên gỗ và đồng, kích thước 30 x 23 x 76 cm.

Hình 12: Đặng Xuân Hòa tranh đã có mặt phủ kín các sàn đấu giá lớn quốc tế

Hình 13: Bùi Hữu Hùng được đánh giá là nghệ sĩ chuyên nghiệp mang tầm cỡ quốc tế

Ngoài ra, tại phiên đấu đấu giá còn có các sáng tác của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, họa sĩ Trần Quang Trân, Nguyễn Siên, Phạm Thúc Chương, Lê Bá Đảng, Lê Văn Xương, Nguyễn Huyến, Năng Hiển, Tú Duyên, Trương Văn Ý, Trần Hà, Ngô Từ Sâm, Nguyễn Quang Mậu, một số sáng tác của họa sĩ đương đại nổi lên hậu thời kỳ Đổi Mới như Đặng Xuân Hòa, Đinh Quân, Bùi Hữu Hùng, Phạm An Hải, Phạm Lực, cùng nhiều họa sĩ nổi bật khác.

THÔNG TIN VỀ PHIÊN ĐẤU "NGHỆ THUẬT VIỆT NAM THẾ KỶ 20”

Thời gian

• Phiên 1: 15h Thứ Bảy ngày 27/07/2024

• Phiên 2: 15h Chủ Nhật ngày 28/07/2024

Đăng ký đấu giá và đấu giá trực tuyến tại: https://www.leauctions.vn/  | Gõ búa trực tiếp tại Anh

Email: leauctionhouse@gmail.com

Điện thoại hỗ trợ:

A: 0084.979.86.86.86.86 Lê Quang

A1: 0084.942.33.44.66 Khánh Linh

A2: 0084.912.88.00.77 Nguyễn Tiến Bắc