TRANH QUÝ ĐÔNG DƯƠNG ĐẤU GIÁ TRÊN TRUNG TÂM LỚN NHẤT TẠI MỸ

TRANH QUÝ ĐÔNG DƯƠNG ĐẤU GIÁ TRÊN TRUNG TÂM LỚN NHẤT TẠI MỸ

Thứ Tư 08/05/2024 tại New York, Mỹ đã diễn ra phiên đấu giá nghệ thuật của nhà Doyle, trong số gần 400 lots chủ yếu các tác phẩm nước ngoài, có rất nhiều lots của họa sỹ nổi tiếng nước ngoài thì có 3 tác phẩm nổi bật quan trọng của họa sỹ Việt nam “ Lê Phổ, Vũ Cao Đàm” và 1 tác phẩm của Victor Tardieu hiệu trưởng đầu tiên sáng lập ra trường Mỹ thuật Đông dương năm 1925 và sau đó năm 1937 Victor Tardieu qua đời, người kế nhiệm là ông Evariste Joncher.

Trong phiên đấu giá của nhà Doyle, tối ngày 08/05/2024 theo giờ Việt Nam, ngoài các tác phẩm của các họa sỹ nước ngoài, thì nổi bật có 1 tác phẩm của thầy Hiệu trưởng Mỹ thuật Đông Dương là ông Victor Tardieu và 3 bức của họa sĩ Lê Phổ và Vũ Cao Đàm.

Victor Tardieu (1870 - 1937) sinh ra trong một gia đình làm nghề buôn tơ lụa ở Lyon. Ông theo học vẽ tại Trường Mỹ thuật Lyon và Trường Mỹ thuật Paris và theo lối vẽ hiện thực cổ điển đậm chất Pháp. Tới mảnh đất Đông Dương lần đầu năm 1920 theo chương trình của giải thưởng Đông Dương (một giải thưởng được trao thường niên bởi chính phủ Pháp từ năm 1910 tới năm 1938 với mục đích hỗ trợ các nghệ sĩ tới các nước thuộc địa cư trú trong 2 năm), sang năm 1921, ông đã có dịp tới Việt Nam, lữ hành từ Sài Gòn ra Hà Nội. Trong thời gian dừng chân tại Hà Nội, ông nhận được hợp đồng thực hiện tác phẩm sơn dầu có diện tích 77 mét vuông để trang trí cho giảng đường lớn của Trường Đại học Đông Dương (Université Indochinoise). Đây là sáng tác kinh điển khái quát khám phá của ông về văn hóa và lối sống địa phương với một hệ thống nhân vật ở nhiều tầng lớp xã hội đương thời. Trong đó, ngoài những hình ảnh người dân dung dị, ông khắc hoạ cả bốn vị Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ. Thêm vào đó, các sáng tác khác của ông cũng dựa theo trải nghiệm vẽ về đời sống xã hội, hoạt cảnh mang hơi thở thời đại với tính lôi cuốn tự nhiên.

Thiếu nữ đọc sách của họa sĩ Victor Tardieu năm 1904, tranh sơn dầu (46 x 54.9 cm), có chứ ký của họa sĩ góc dưới cùng bên phải.

Theo lời của họa sĩ Trần Văn Cẩn: “Nếu không có vai trò cá nhân của Victor Tardieu thì hội họa Việt Nam đã đi theo một con đường khác”. Quả thực, Victor Tardieu rất quan tâm đến nghệ thuật An Nam. Năm 1924, ông là người đã trình lên Toàn quyền dự án lập ra Trường Mỹ thuật tại Đông Dương sau khi cùng người bạn Nam Sơn nhận thấy sự bức thiết trong việc phải tạo ra một nền giáo dục có chất lượng mỹ thuật bản địa. Dự án sớm được thông qua, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khai giảng khóa đầu tiên năm 1925, đánh dấu bước ngoặt lịch sử cho mỹ thuật nước nhà. Trên cương vị hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường, ông đã dẫn dắt thế hệ sinh viên theo tư tưởng tôn trọng các truyền thống vốn có trong khi cởi mở và tiếp thu những cái mới.

Lê Phổ (1907 - 2001), tốt nghiệp khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l'École des Beaux-Arts d'Indochine). Hội họa của Lê Phổ thừa hưởng văn hóa đa dạng, kết hợp không chỉ từ mỹ cảm trong tranh lụa thời Đường, Tống ở Trung Hoa mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu hội họa Tây Phương. Khi còn theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nghệ thuật châu Âu cũng chính là góc tiếp cận về đường hướng kỹ thuật để từ đó các sinh viên phát huy bản sắc dân tộc trong hội họa. Dưới bảo trợ của chính quyền thuộc địa, tác phẩm của ông được đưa đi trưng bày ở Đấu xảo Paris năm 1931, mở ra cơ hội để ông nhận học bổng vào trường mỹ thuật tại Pháp và từ Pháp viễn du khắp trời Âu tìm hiểu nghệ thuật. Năm 1937 ông quyết định định cư tại Pháp.

Tổng hòa ở hội họa Lê Phổ là âm hưởng của sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Trong đó, Việt Nam hiện lên thông qua áo dài, khăn vấn hay mái tóc đen dài giữa một khung cảnh nhiều cây, hoa lá. Cùng với đó, những chủ đề tình cảm, lãng mạn, nhiều vọng ước và tâm tư như hoạt cảnh gia đình, tình mẫu tử, phơi phóng áo quần, đọc thư, đọc sách, tĩnh vật hoa cũng nhiều lần được ông khai thác trên hai chất liệu chủ đạo là màu dầu và tranh lụa.

Tác phẩm: Bình hoa Tulip của họa sĩ Lê Phổ, kích thước 91,8 x 65 cm có chứ ký của họa sĩ góc dưới cùng bên phải.

Năm 1937 ông quyết định định cư tại Pháp. Theo đó có nhiều cách khu biệt nghệ thuật của Lê Phổ, song có thể phân tách thành các giai đoạn: những năm tháng theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, làm việc tại Hà Nội và khoảng thời gian đầu sau khi định cư tại Paris; thời gian hợp tác độc quyền với galerie Romanet; thời gian hợp tác độc quyền với gallery Wally Findlay. Thêm vào đó, các chất liệu được Lê Phổ sử dụng tương đối đặc thù. Trước thập niên 50, chủ yếu ông sáng tác trên lụa nhưng đặc biệt ở chỗ, ngoài tranh mực và màu nước trên lụa truyền thống, có một sự chuyển giao, ông vẽ họa phẩm dày như sơn dầu trên lụa. Lụa được bồi trước trên bề mặt kiên cố thường là ván gỗ mỏng cỡ 3mm hoặc masonite. Tổng thể chúng mang lại hiệu ứng thị giác rất thú vị. Sau những năm 50, Lê Phổ chuyển dần sang vẽ sơn dầu sau khi hợp tác độc quyền với các phòng trưng bày và có sự tìm hiểu chín muồi về Hội họa Ấn tượng và Hậu Ấn tượng Pháp.

Tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa Tulip của họa sĩ Lê Phổ, kích thước 46 x 33 cm có chứ ký của họa sĩ góc dưới cùng bên phải

VŨ CAO ĐÀM (1908 - 2000) Soi chiếu từ khía cạnh du nhập, phản tư và giao thoa văn hóa với Tây phương, các sáng tác của Vũ Cao Đàm là sự nối dài của hai nền văn hóa trên hành trình khai phá ngôn ngữ nghệ thuật của ông với những chủ đề gần gũi. Vũ Cao Đàm (1908 - 2000), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và rời Việt Nam bắt đầu hành trình viễn du năm 1931. Ông nhận học bổng du học tại Trường Mỹ thuật ở Bảo tàng Louvre Pháp (L'École du Louvre) năm 1932. Trong sự nghiệp nghệ thuật của Vũ Cao Đàm, có hai địa hạt ông nhận được nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn là điêu khắc (tượng đất nung, tượng đồng khắc họa chân dung thiếu nữ, bè bạn, người thân, các giảng viên, con vật,...) và tranh vẽ trên chất liệu đa dạng, mang ảnh hưởng từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau.

Hội họa của Vũ Cao Đàm cân bằng giữa nhiều quan sát của ông trong những chuyến thăm thú để nghiên cứu ngôn ngữ thực hành với nền tảng hình khối vững của điêu khắc. Có một thời gian do sống ở vùng Vence, được tiếp xúc với những danh họa như Henri Matisse và Marc Chagall nên các sáng tác của ông cũng tiếp nhận một phần ảnh hưởng. Song song với kỹ thuật vẽ ngày càng được tinh luyện, ông thường xuyên tìm về để khắc họa những hình ảnh đậm nét dân tộc như hình ảnh phụ thân trang nghiêm, thiếu nữ đàm đạo, tình mẫu tử và một số hình ảnh mô phỏng trích đoạn trong thơ văn như “Chinh Phụ Ngâm” của Đặng Trần Côn hoặc danh tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Bốn họa sĩ Việt với bốn cá tính riêng biệt trong hội họa, nhưng các sáng tác của họ đều mang tính điển hình về gìn giữ hồn Việt. Những cống hiến của họ với hội họa không chỉ làm giàu thêm kho tàng hội họa nước nhà mà còn góp phần ghi dấu tên tuổi hội họa Việt Nam trên bản đồ hội họa thế giới.

Tác phẩm: Mẹ và con của họa sĩ Lê Phổ, kích thước 92,4 x 65 cm có chứ ký của họa sĩ góc dưới cùng bên phải

Trong phiên đấu giá nhà Doyle có sự xuất hiện của 1 họa sỹ người Indonesian Affandi (1907-1990) ông rất nổi tiếng tại Indonesian. Họa sỹ Affandi là người được rất nhiều nhà sưu tập trên thế giới sưu tập, tranh của ông được chính nhiều nhà sưu tập ở Việt nam sành sỏi cũng sưu tập đầu tư.

Tác phẩm: Affandi Indonesian (1907-1990), kích thước 101.6 x 134 cm, Sơn dầu trên vải.

Tiến Bắc